• Trang chủ
  • Định Nghĩa
  • Thủ Thuật Mobile
  • Thủ Thuật Laptop
  • Bóng đá
  • Tin Công Nghệ
  • Tin khác

phongcachmobile.com.vn

Tin tức mobile, công nghệ mobile mới nhất

in Thủ Thuật Mobile

Hướng dẫn cách kiểm tra iPhone cũ chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Dòng điện thoại của Apple thường có giá rất đắt, không phải ai cũng có đủ ngân sách để sở hữu chiếc điện thoại mới của họ. Nếu người dùng vẫn muốn sở hữu những chiếc điện thoại iPhone thì lựa chọn mua cũ là có giá phải chăng nhất. Tuy nhiên, sử dụng điện thoại cũ lại tồn tại nhiều rủi ro, để đảm bảo khách hàng bỏ tiền ra đúng với chiếc điện thoại cũ bạn hãy tham khảo những cách kiểm tra iPhone cũ dưới đây.

Cập nhật một chút về giá điện thoại mới của iPhone: iPhone X có giá khoảng 35.000.000 VNĐ, Điện thoại iPhone 8 có giá khoảng 23.000.000 VNĐ, iPhone 7 Plus có giá 15.000.000 VNĐ…. với mức giá mua mới có thể nói là quá đắt, trong khi mua giá điện thoại cũ sẽ giảm bớt được khoảng từ 4 – 5 triệu VNĐ. Điện thoại này trong các cửa hàng điện thoại tại Việt Nam chia ra dòng mới 99% và dòng mới 95% theo mức độ xước nhiều hay xước ít, hỏng nhiều hay hỏng ít… cụ thể như bạn mua chiếc điện thoại iphone 7 plus mới 99% chỉ có giá 9.500.000 VNĐ, so với giá mới là 15.000.000 VNĐ. Để giảm bớt những rủi ro khi mua điện thoại cũ nhất định bạn phải là người có kinh nghiệm.

Tóm Tắt Nội Dung

  • Kiểm tra imei
  • Điện thoại cũ thường khóa kích hoạt
  • Xóa dữ liệu
  • Kiểm tra bảo hành
  • Kiểm tra thiệt hại vật lý
  • Kiểm tra cảm ứng

Kiểm tra imei

imei iphone

Có thể điện thoại của bạn mua phải vỏ đã bị thay, nhưng điều đó không có nghĩa là điện thoại không sử dụng ổn định. Khi xác định mua lại máy cũ bạn phải chấp nhận thay vỏ, tuy nhiên, chất lượng máy sẽ phụ thuộc vào bên trong. Kiểm tra imei là các đầu tiên bạn cần phải nắm rõ. Ở mặt sau của iPhone, bạn sẽ thấy số IMEI. So sánh nó với một trong hệ điều hành. Chuyển đến Cài đặt => Chung => Giới thiệu và vuốt xuống IMEI và tự so sánh chúng.

Lưu ý: Đối với iPhone 6 trở lên số Imei được khắc trên khay sim chứ không được in trên mặt sau của iPhone.

Khi so sánh cả 2 số imei trên vỏ và trong hệ điều hành rồi, giờ hãy tiếp tục check chúng trên trang kiểm tra imei của Apple để có phải là điện thoại của bạn được dựng lên từ những tay thợ chuyên nghiệp không, hay vẫn có nguồn gốc của Apple.

Điện thoại cũ thường khóa kích hoạt

Kể từ khi iOS 7 ra đời, Apple đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ về bảo mật – chủ yếu là để giảm việc bán iPhone bị đánh cắp. Nếu iPhone bạn mua đã bật Tìm iPhone của tôi và vẫn có liên kết Apple ID của chủ sở hữu trước đó, bạn sẽ không thể làm gì với nó. Nó sẽ không cho phép bạn thiết lập ID của riêng bạn hoặc khôi phục nó mà không cần mật khẩu cũ. Nếu bạn mua phải chiếc iPhone như vậy thì cũng xác định là không thể sử dụng được.

Nếu chiếc iPhone trong tình trạng hoạt động, hãy đi tới Cài đặt  => iCloud và tắt Tìm iPhone của tôi/ Find my iPhone. Nếu bạn không thể truy cập thiết bị vì một số lý do, hãy truy cập công cụ Activation Lock tool trực tuyến của Apple và nhập số IMEI của thiết bị. Điều này sẽ cho bạn biết nếu thiết bị đã kích hoạt Find my iphone hay không.

Xóa dữ liệu

xóa dữ liệu trên iphone

Có nghĩa là người mua máy cũ cần phải xem xét dữ liệu cũ trong điện thoại, nhất là phần đăng nhập iCloud xem đã thoát hết chưa, nếu chưa thoát thì bạn hãy đến: Chung  =>  Đặt lại  => Xóa tất cả nội dung và cài đặt để xóa mọi thứ khỏi iPhone. Phải đảm bảo chiếc điện thoại iPhone đã về mặc định ban đầu.

Kiểm tra bảo hành

Apple được biết đến với dịch vụ khách hàng vô cùng hữu ích và nó còn nổi trội về dịch vụ trực tuyến để kiểm tra tính hợp pháp của điện thoại đã sử dụng. Bạn chỉ cần truy cập vào trang checkcoverage.apple.com và nhập sê-ri của thiết bị. Nếu bạn được chuyển sang trang tiếp theo, điều đó có nghĩa là iPhone bạn mua là hợp pháp.

Nếu chiếc điện thoại không được báo cáo bị đánh cắp và không phải là một mô hình thay thế (hàng dựng). Bạn hãy tìm số seri trên thân máy, trong phần “giới thiệu về iPhone”…

Kiểm tra thiệt hại vật lý

Trong trường hợp bạn đang mua iPhone trực tiếp, hãy kiểm tra xem thiệt hại vật lý có nghiêm trọng không. Vỏ bị xước nhiều hay ít, xem khay sim có báo đỏ hay báo trắng. Cũng xác nhận luôn phần chân sạc và tai nghe xem có hoạt động ổn định không. Xem xét càng kỹ bạn càng có cơ hội trả giá cho chiếc điện thoại cần mua.

Khi tình trạng vật lý bị hư hỏng quá nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến phần main bên trong nên bạn hãy xem xét kỹ có nên mua hay không. Kiểm tra phần vỏ, nếu vỏ điện thoại đã bị thay có nguy cơ những cần cứng bên trong đã qua sửa chữa hoặc đã qua thay thế nên bạn cần phải suy nghĩ cho kỹ khi mua chiếc điện thoại dựng lại phần vỏ ngoài. Phần này nên có thợ kiểm trả thì mới biết chính xác, những người không có kinh nghiệm rất khó quan sát từ bên ngoài bằng mắt thường.

Kiểm tra cảm ứng

kiểm tra cảm ứng điện thoại

Trong khi ở đó, kiểm tra cảm biến Touch ID hoặc 3D Touch cũng sẽ rất lý tưởng. Trên thực tế, cách đây không lâu có nhiều thông tin rằng Touch ID của Apple bị chậm một chút theo thời gian, đặc biệt là đối với các iPhone cũ hơn. Trong khi hầu hết các lần, đăng ký vân tay mới sẽ giúp ích, Việc kiểm tra cảm biến này sẽ rất hữu ích.

Một điều nữa, bạn cần phải di hết màn hình xem có bị loạn cảm ứng iPhone hay không, trong quá trình sử dụng pin có hao hụt nhanh không… kiểm tra luôn phần màu của điện thoại, hãy xem thử bảng màu nóng và màu lạnh để kiểm tra màn có bị lỗi gì liên quan đến phần hiển thị không rồi mới quyết định mua hay không mua.

Với rất nhiều mẹo kiểm tra điện thoại iPhone cũ ở trên đây có thể giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn “non” trong việc quan sát thì hãy đi cùng một người quen làm kỹ thuật điện thoại, họ là người có kinh nghiệm và hiểu biết nên sẽ đảm bảo việc mua được một chiếc điện thoại cũ với mức giá ổn nhất và chất lượng tốt nhất. Chúc bạn mua máy thành công!

phongcachmobile.com.vn

Filed Under: Thủ Thuật Mobile

« Hướng dẫn cách tắt tiên đoán trên iphone
Nguyên nhân và cách khắc phục iPhone bị loạn cảm ứng »

Tìm kiếm

Cách tạo kí tự vương miện trong Play Together

Cách tạo kí tự vương miện trong Play Together

Tìm hiểu nhóm máu nào hiếm nhất? Cách xác định nhóm máu hiếm nhất

Tìm hiểu nhóm máu nào hiếm nhất? Cách xác định nhóm máu hiếm nhất

Tìm hiểu màu mắt hiếm nhất thế giới hiện nay

Tìm hiểu màu mắt hiếm nhất thế giới hiện nay

Gợi ý những kí tự đẹp trên KiTuHay

Gợi ý những kí tự đẹp trên KiTuHay

Copyright © 2023 · Market theme by Restored 316