• Trang chủ
  • Định Nghĩa
  • Thủ Thuật Mobile
  • Thủ Thuật Laptop
  • Bóng đá
  • Tin Công Nghệ
  • Tin khác

phongcachmobile.com.vn

Tin tức mobile, công nghệ mobile mới nhất

in Tin khác

Những điều cần biết về Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

Rate this post

Đối với những bạn trẻ tìm hiểu về các ngành y dược đều thắc mắc Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì? Hãy đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chuyên ngành này nhé.

1. Ngành Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một ngành nghề nằm trong hệ thống các ngành y tế. Ngành Điều dưỡng được chia thành các lĩnh vực khác nhau như Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng răng hàm mặt, Điều dưỡng hộ sinh, Điều dưỡng gây mê hồi sức…      

Ngành Điều dưỡng có nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe, theo dõi và kiểm tra tình trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ còn hỗ trợ bác sĩ trong việc kê toa thuốc và một số công việc khác theo sự phân công của bác sĩ phụ trách để quá trình điều trị, phục hồi của bệnh nhân được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất. 

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinhNhững điều cần biết về Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

2. Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Trong hệ thống ngành y tế, Điều dưỡng là một ngành riêng biệt và có nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong đó, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh còn có tên gọi khác là Y tá hộ sinh. Họ là những người chuyên chăm sóc sức khỏe của các bà mẹ khi mang thai và trẻ sơ sinh mới chào đời. Công việc chính của họ là tư vấn những vấn đề trước khi sinh, sau khi sinh đối với các thai phụ, nhằm giúp các bà mẹ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

Nhiệm vụ của Điều dưỡng Hộ sinh là theo dõi trực tiếp quá trình sinh nở, chuyển dạ của các thai phụ và báo cáo tình hình sức khỏe của họ cho bác sĩ. Bên cạnh đó, họ cũng là người chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết để có thể thực hiện mọi công đoạn trong ca đỡ đẻ. Cuộc sinh nở của sản phụ có thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào công lao của những người đỡ đẻ. 

Không chỉ vậy, họ còn thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình giáo dục cụ thể như các biện pháp tránh thai an toàn, cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính cho trẻ em ở độ tuổi mới lớn…

Tại các bệnh viện, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh hay Y tá Hộ sinh thực chất cũng chỉ là một. Để trở thành người làm việc chuyên về Hộ sinh, các bạn có thể theo học tại các trường đại học và cao đẳng đào tạo lĩnh vực y dược. Sau khi tốt nghiệp ngành Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, bạn có thể làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện từ Trung ương cho đến địa phương. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm các phòng siêu âm tư nhân, các phòng khám chữa bệnh tư nhân hoặc đi xuất khẩu theo diện lao động ngành y tế tại nước ngoài.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinhNhững điều cần biết về Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

3. Nhiệm vụ của Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

Tùy vào vị trí và đơn vị công tác mà mỗi người sẽ có các nhiệm vụ và công việc cụ thể khác nhau. Dưới đây là các nhiệm vụ chính của một Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh.

  • Chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh: Tiếp đón, tiến hành thăm khám ban đầu để nhận định tình trạng sức khỏe và xác định vấn đề cần ưu tiên của từng đối tượng. Sau đó lên kế hoạch, theo dõi và tư vấn tình hình sức khỏe cho người bệnh rồi tiến hành điều trị.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ và thai nhi thì Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh còn có thể đảm nhận nhiệm vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho cả cộng đồng. Từ đó, họ nắm chắc được tình hình để phòng tránh các trường hợp bị bệnh xấu xảy ra. Với nhiệm vụ này, công việc của họ là lập kế hoạch, giám sát và đánh giá từng trường hợp đối tượng: sản phụ không sinh ở nhà, sản phụ giai đoạn sau sinh tại nhà…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Trong trường hợp sản phụ và trẻ sơ sinh xảy ra những diễn biến đột ngột thì các Điều dưỡng Hộ sinh cần phải tiến hành sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Do đó, họ cần phải có kiến thức dự phòng biết tổ chức, lập kế hoạch đề phòng xảy ra những trường hợp đặc biệt.
  • Truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tổ chức, lập kế hoạch, đánh giá nhu cầu cần giáo dục, chăm sóc sức khỏe tại địa phương. Đồng thời thực hiện lên kế hoạch tổ chức truyền thông, tư vấn về chống bạo lực gia đình, tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe gia đình…
  • Phối hợp với bác sĩ điều trị: Điều dưỡng Hộ sinh còn phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, tổ chức nhập viện, chuyển khoa, khám bệnh, trị bệnh… Bên cạnh đó, họ còn quản lý phòng bệnh và dụng cụ y tế phục vụ cho quá trình điều trị.
  • Bảo vệ thực hiện quyền của người bệnh: Không chỉ chăm sóc sức khỏe, họ còn thực hiện quyền, biện hộ cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và người bệnh tham gia dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp: Điều dưỡng Hộ sinh còn thực hiện đào tạo và huấn luyện cho thực tập sinh theo sự phân công của cấp trên. Ngoài ra, họ cũng có thể tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo, cải tiến phương pháp chăm sóc người bệnh, mẹ và bé.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn trẻ hiểu được nhiệm vụ chính của Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh tại các cơ sở y tế.

Tổng hợp

Filed Under: Tin khác

« Tìm hiểu theo học ngành Dược thi khối gì?
Chia sẻ cách đồng bộ iCloud trên iPhone đơn giản »

Tìm kiếm

Cách tạo kí tự vương miện trong Play Together

Cách tạo kí tự vương miện trong Play Together

Tìm hiểu nhóm máu nào hiếm nhất? Cách xác định nhóm máu hiếm nhất

Tìm hiểu nhóm máu nào hiếm nhất? Cách xác định nhóm máu hiếm nhất

Tìm hiểu màu mắt hiếm nhất thế giới hiện nay

Tìm hiểu màu mắt hiếm nhất thế giới hiện nay

Gợi ý những kí tự đẹp trên KiTuHay

Gợi ý những kí tự đẹp trên KiTuHay

Copyright © 2023 · Market theme by Restored 316